Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM lần đầu tuyển sinh ngành nghệ thuật, kinh doanh
Học sinh lớp 12 đang đứng trước một trong những quyết định quan trọng của cuộc đời là thi tốt nghiệp THPT và chọn ngành, trường xét tuyển vào các cấp học cao hơn. Năm 2025 lại càng đặc biệt hơn khi các em là những thí sinh đầu tiên của chương trình giáo dục phổ thông mới bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT có rất nhiều thay đổi và xét tuyển vào ĐH, CĐ có những điều chỉnh lớn để phù hợp với chương trình học mới. Trong thời đại AI bùng nổ, làm thế nào để chọn ngành học phù hợp để ra trường có việc làm ngay. Và liệu AI có thể thay thế hoàn toàn cho con người không?Chi chục triệu đồng đi xem Taylor Swift biểu diễn
Theo TechRadar, tại triển lãm công nghệ CES 2025 diễn ra tại Mỹ vừa qua, Morse Micro, công ty tiên phong trong lĩnh vực Wi-Fi HaLow, đã trình diễn nguyên mẫu router mới nhất của hãng với phạm vi phủ sóng đáng kinh ngạc lên tới 16 km. Điều này đồng nghĩa với việc một mạng Wi-Fi gia đình có thể phủ sóng cho cả một khu vực rộng lớn, xóa bỏ giới hạn về khoảng cách kết nối.Khác với Wi-Fi truyền thống sử dụng băng tần 2,4 GHz và 5 GHz dễ bị cản trở bởi các lớp tường và vật cản, công nghệ HaLow hoạt động trên băng tần sub-GHz (900 MHz), cho phép sóng Wi-Fi xuyên qua mọi chướng ngại vật một cách dễ dàng.Vào năm 2016, tốc độ của HaLow chỉ đạt 18 Mbps, khiến nhiều người hoài nghi về tiềm năng của công nghệ này. Tuy nhiên, chỉ sau 9 năm, Morse Micro đã cải thiện tốc độ lên đến 250 Mbps, đủ để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông thường như lướt web, gửi email và kết nối thiết bị IoT.Để chứng minh khả năng của HaLow, Morse Micro đã thực hiện thành công cuộc gọi video ở khoảng cách 3 km vào năm 2024. Thậm chí, hãng còn đạt được phạm vi phủ sóng 16 km trong một thử nghiệm tại công viên quốc gia Joshua Tree (California, Mỹ).Morse Micro tin rằng HaLow sẽ cùng tồn tại với các băng tần Wi-Fi hiện tại, tạo ra hệ thống đa băng tần (2,4 GHz, 5 GHz và sub-GHz) và mang đến khả năng kết nối tối ưu nhất.Hiện tại, các thiết bị phổ biến như smartphone và laptop vẫn chưa hỗ trợ HaLow. Tuy nhiên, Morse Micro đang nỗ lực hợp tác để tích hợp chipset HaLow vào các thiết bị trong tương lai.Với những ưu điểm vượt trội, HaLow được kỳ vọng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho kết nối không dây, ứng dụng rộng rãi trong đời sống và sản xuất, đặc biệt là trong các môi trường công nghiệp rộng lớn.
Bất chấp nhu cầu sụt giảm, giá nhà đất vẫn tăng
Sau hơn nửa năm gia nhập thị trường Việt Nam, thương hiệu xe điện BYD đã để lại những dấu ấn mạnh mẽ với hàng loạt cột mốc đáng chú ý. Những bước đi bài bản, từ việc xây dựng dải sản phẩm đa dạng, phát triển mạng lưới hợp tác chiến lược với đối tác trạm sạc hay ngân hàng, đã giúp thương hiệu nhanh chóng khẳng định vị thế trong ngành công nghiệp ô tô điện đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.Với thành công bước đầu, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một giai đoạn bùng nổ hơn nữa của BYD tại thị trường này.Ngay từ những ngày đầu gia nhập Việt Nam, BYD đã thể hiện sự nghiêm túc trong việc phát triển thương hiệu với một chiến lược toàn diện. Một trong những thành công đầu tiên là sự đa dạng hóa dải sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác biệt của khách hàng. Từ mẫu hatchback nhỏ gọn Dolphin, crossover đô thị Atto 3, sedan thể thao Seal đến bộ đôi "tân binh" MPV M6 và sedan sang trọng Han, tất cả đã giúp BYD phủ được gần như toàn bộ các phân khúc sôi động nhất thị trường Việt Nam.Trong dải sản phẩm hiện có của BYD Việt Nam, Atto 3 và M6 được xem là 2 lựa chọn sáng giá nhất. Mẫu crossover hạng B+ gây dấu ấn bằng công nghệ vượt trội so với các đối thủ trong phân khúc như camera 360 độ nhìn xuyên gầm, màn hình trung tâm xoay 90 độ linh hoạt, tính năng V2L biến chiếc xe thành "trạm sạc di động"... Trong khi đó BYD M6 được giới chuyên môn đánh giá phù hợp cho nhu cầu của khách hàng cá nhân lẫn kinh doanh bởi tính thực dụng, đặc biệt là chi phí sử dụng vượt trội hơn xe xăng nhiều lần.Sự hiện diện của BYD không dừng lại ở đó, thương hiệu này đã gây dấu ấn khi mang đến Vietnam Motor Show 2024 mẫu YangWang U8 - SUV đầu bảng cao cấp và Denza D9 - MPV sang trọng đầy tiện nghi. Những sản phẩm này không chỉ thể hiện năng lực công nghệ mà còn khẳng định BYD sẵn sàng đáp ứng mọi phân khúc khách hàng, từ phổ thông đến cao cấp.Không dừng lại ở sản phẩm, BYD còn chú trọng xây dựng một hệ sinh thái bền vững. Chỉ trong 6 tháng, số lượng showroom của BYD trên toàn quốc đã có con số trên 20. Cùng với đó là việc hợp tác với hơn 10 đối tác trạm sạc đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc sử dụng xe điện, giúp giảm bớt nỗi lo về hạ tầng. Đồng thời, thương hiệu còn bắt tay với nhiều đối tác ngân hàng, mang đến các chương trình hỗ trợ tài chính hấp dẫn, từ đó mở rộng cơ hội sở hữu xe điện cho người tiêu dùng Việt Nam.Một điểm sáng khác trong năm 2024 là chuỗi hoạt động lái thử diễn ra trên toàn quốc, giúp khách hàng trực tiếp cảm nhận hiệu suất vượt trội và sự ổn định của xe BYD trên nhiều điều kiện vận hành khác nhau. Những chương trình này không chỉ là minh chứng rõ nét về chất lượng sản phẩm mà còn góp phần tạo dựng lòng tin với khách hàng.Bước sang năm 2025, BYD đặt mục tiêu tiếp tục khẳng định vị thế là thương hiệu xe năng lượng mới dẫn đầu. Tầm nhìn chiến lược của thương hiệu bao gồm 3 trọng tâm lớn: mở rộng dải sản phẩm, đẩy mạnh hợp tác chiến lược, và nâng cao trải nghiệm khách hàng.Ông Liu Xueliang (Giám đốc BYD khu vực châu Á - Thái Bình Dương) chia sẻ cùng giới truyền thông Việt Nam tại Trung Quốc rằng hãng luôn lắng nghe ý kiến từ người tiêu dùng cũng như giới truyền thông, từ đó sẽ đưa ra những chiến lược sản phẩm phù hợp.Với chiến lược này, nhiều khả năng BYD sẽ sớm bổ sung thêm vào danh mục sản phẩm các mẫu xe mới. Việc đa dạng hóa này không chỉ giúp BYD mở rộng tệp khách hàng mà còn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về xe điện tại Việt Nam, đặc biệt khi Chính phủ tiếp tục khuyến khích người dân chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện.Song song với đó, BYD sẽ tiếp tục mở rộng hệ sinh thái xanh. Phía BYD chia sẻ những kế hoạch hợp tác với các nhà cung cấp trạm sạc, công ty bảo hiểm và ngân hàng sẽ được triển khai mạnh mẽ hơn, tạo ra một mạng lưới dịch vụ hỗ trợ toàn diện cho khách hàng.Không chỉ dừng lại ở việc bán xe, BYD còn tập trung xây dựng các chương trình chăm sóc khách hàng toàn diện, bao gồm các dịch vụ hậu mãi chất lượng cao và chính sách bảo hành dài hạn. Thương hiệu cũng sẽ tổ chức nhiều hoạt động cộng đồng, chẳng hạn như các sự kiện lái thử, hội thảo về xu hướng xe điện, và hành trình khám phá. Những hoạt động này không chỉ tạo sự gắn kết với khách hàng mà còn nâng cao nhận thức về lợi ích của xe điện, thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh tại Việt Nam.Không chỉ đơn thuần tập trung vào việc kinh doanh xe điện, BYD còn đặt mục tiêu dài hạn trong việc chung tay xây dựng một hệ sinh thái xanh tại Việt Nam. Không quá lời khi nói những kinh nghiệm đạt được trong năm 2024 là nền tảng vững chắc để BYD tiếp tục phát triển và mở rộng trong năm 2025.
Theo thông tin Tổng cục Thống kê (Bộ KH-ĐT) công bố ngày 6.2, trong tháng 1, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 63,15 tỉ USD, giảm 10,5% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 33,09 tỉ USD, giảm 6,9% so với tháng trước và giảm 4,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,49 tỉ USD, giảm 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,6 tỉ USD, giảm 5,0%.Có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, chiếm 67,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu, sơ bộ nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản đạt 0,22 tỉ USD, chiếm 0,7%; nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 29,43 tỉ USD, chiếm 89,0%; nhóm hàng nông sản, lâm sản đạt 2,65 tỉ USD, chiếm 8,0%; nhóm hàng thủy sản đạt 0,77 tỉ USD, chiếm 2,3%.Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 1 đạt 30,06 tỉ USD, giảm 14,1% so với tháng trước, giảm 2,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam chủ yếu nhập khẩu nhóm hàng tư liệu sản xuất với kim ngạch đạt 28,26 tỉ USD, chiếm 94,0%.Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 với kim ngạch đạt 9,8 tỉ USD; xuất siêu sang Mỹ đạt 8,5 tỉ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 11,6 tỉ USD; nhập siêu từ Trung Quốc 5,8 tỉ USD, giảm 19,6%.Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,03 tỉ USD trong tháng 1 (cùng kỳ năm trước xuất siêu 3,7 tỉ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,4 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 4,43 tỉ USD.Trước đó, cán cân thương mại hàng hóa tháng 12.2024 xuất siêu 0,52 tỉ USD; cả năm 2024 xuất siêu 24,77 tỉ USD.Thực tế nhiều năm cho thấy, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa giảm trong tháng đầu năm là hoàn toàn bình thường. Lý do bởi đây thường là thời điểm diễn ra đợt nghỉ tết Nguyên đán kéo dài. Những tháng sau đó, hoạt động xuất nhập khẩu sẽ dần lấy lại đà tăng trưởng.
Lô ô tô điện VinFast đầu tiên xuất sang Mỹ vẫn chưa đến tay khách hàng
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.